Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến mà chị em phụ nữ đều gặp phải vào mỗi tháng gây phiền toái khiến chị em khó chịu, đau đớn. Vậy đau bụng kinh là tình trạng gì? Nguyên nhân và cách chữa ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.
- Một số mẹo chữa đau lưng tại nhà nhanh, đơn giản, hiệu quả không dùng thuốc
- Những mẹo chữa mất ngủ hiệu quả ngay từ lần đầu tiên
- Những mẹo chữa đau răng tại nhà cực kỳ hay
1. Đau bụng kinh là tình trạng gì?
Đau bụng kinh thường xảy ra ở phụ nữ vào thời điểm dậy thì và tiền mãn kinh. Chúng gây nên những cơn đau liên hồi, co thắt ở vùng bụng dưới, xuất hiện ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên vấn đề đau bụng khi đến tháng là hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng lo ngại. Nếu bạn đau bụng dữ dội mà không phải hai thời điểm nêu trên thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác.
2. Nguyên nhân và cách chữa trị
2.1. Nguyên nhân đau âm ỉ trong những ngày kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để giúp thải ra chất đệm lót tử cung, đẩy máu kinh ra ngoài, đó là lý do chính dẫn tới việc xuất hiện các cơn đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt có thể còn do những nguyên nhân khác.
+ Thay đổi nội tiết tố
Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt cơ tử cung khiến bạn khó chịu. Nếu nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với đau bụng kinh nghiêm trọng. Không những thế prostaglandin còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Co thắt nghiêm trọng có thể dẫn đến co các mạch máu nuôi tử cung, làm một phần cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy sẽ gây ra đau.
+ Vòng tránh thai
Vòng tránh thai sẽ làm thay đổi môi trường của nội mạc tử cung, ngăn tinh trùng tiếp xúc với trứng, ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai. Dụng cụ này có thể là nguyên nhân khiến đau bụng kỳ kinh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi đặt vòng. Nếu tình trạng đau bụng sau khi đặt vòng tránh thai kết hợp với dấu hiệu chu kỳ không đều, chảy máu bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi, đau khi quan hệ thì cần sớm tới cơ sở y tế kiểm tra và chữa trị.
+ Do bệnh lý nền
Một số bệnh lý nền cũng sẽ khiến bạn bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu. Bạn cần đến bác sĩ kiểm tra và chữa trị để tránh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt bị cơn đau hành hạ.
+ Do thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể khiến bạn gặp phải cơn đau bụng kỳ kinh nặng hơn, gồm các nhóm thực phẩm sau: thực phẩm mặn như khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp, tiêu thụ nhiều caffeine, mỡ động vật, thực phẩm nhiều đường, rượu,…
2.2. Cách chữa trị
Đau bụng kéo dài khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Chúng ta có thể giảm đau bằng một số cách:
Chườm nóng: Chường nóng lên bụng giúp cơ được thư giãn, giảm đau bụng
Massage: massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp thư giãn các cơ xương chậu cũng là một biện pháp hiệu quả.
Uống trà nóng: các loại trà thảo mộc giúp làm ấm cơ thể, rất hiệu quả trong những ngày đèn đỏ
Sử dụng thuốc giảm đau: tuy thuốc giảm đau không được khuyến khích dùng nhưng nếu các biện pháp trên không hiệu quả bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có những kiến thức hữu ích về vấn đề đau bụng kinh, từ đó có hướng khắc phục đúng đắn. Hãy chia sẻ một số kinh nghiệm hay với chúng tôi nhé!