“Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm” là câu nói của các bậc ông cha ta ngày xưa để răn dạy con cháu và luôn đúng. Nhà sạch sẽ không chỉ cần dọn dẹp phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp mà còn cả khu vực vệ sinh. Đây là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn cũng như mùi hôi nhất trong nhà bạn. Phải bắt đầu làm sạch từ đâu? Dưới đây là cách vệ sinh nhà tắm và bồn cầu sạch trong nháy mắt.
1. Chuẩn bị gì để đảm bảo vệ sinh nhà tắm sạch sẽ?
Để vệ sinh nhà tắm nhanh thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Nếu như bạn thường xuyên vệ sinh hàng ngày thì các chất tẩy rửa tự nhiên nên được dùng. Tuy nhiên, nếu cuối tuần mới vệ sinh 1 lần thì hoá chất tẩy rửa chuyên dụng là điều cần thiết để tiêu diệt được vi khuẩn nhanh nhất. Những dụng cụ cần thiết phải chuẩn bị như sau:
Đầu tiên là dung dịch tẩy rửa bồn cầu, nên chọn chất tẩy rửa có chứa Clo hoặc các hợp chất khử khuẩn. Các chất này có mùi rất khó ngửi nên cần chuẩn bị thêm khẩu trang để đảm bảo an toàn.
Chổi cọ bồn cầu cũng rất cần thiết. Chọn loại cọ bằng nhựa hoặc chất liệu chống thấm nước. Không nên chọn loại đầu cọ bằng kim loại vì dễ làm xước và bong tróc lớp men sứ trên bề mặt bồn cầu. Với bề mặt ngoài nên dùng bối rửa bát để giúp làm sạch, bạn cũng có thể dùng giấy khô đa năng, sau khi dùng có thể vứt đi luôn để tránh vi khuẩn lưu lại trên bề mặt bồn cầu, hạn chế sự phát triển và lây lan.
2. Các bước vệ sinh nhà tắm sạch trong nháy mắt
Nếu không phải là người thường xuyên dọn dẹp vệ sinh phòng tắm có thể bạn sẽ luống cuống không biết nên bắt đầu từ đâu trước để làm nhanh mà vẫn sạch sẽ. Vậy hãy bắt đầu thực hiện như sau:
Hoà nước tẩy rửa
Nước tẩy rửa sử dụng cho bề mặt chậu sứ, tường, gương không nên dùng những loại có chất tẩy rửa mạnh vì khi rửa trôi sẽ dễ làm mất màu vòi chậu Inox. Thay vào đó nên dùng nước rửa bát hoặc xịt lau chuyên dụng. Hòa chất tẩy rửa vào chậu nước hoặc xô nước để chuẩn bị làm sạch.
Làm sạch bồn cầu
Vệ sinh bồn cầu là công đoạn mất nhiều thời gian nhất cũng là nơi khó làm sạch nhất trong phòng tắm. Những vết bám bẩn lâu ngày và mùi hôi khó chịu sẽ bốc nên nếu bạn không định kỳ vệ sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây lên tình trạng ố vàng trong lòng bồn cầu.
Dùng bình xịt hoặc nước cọ rửa nhỏ vào trong lòng bồn cầu đợi khoảng 10 đến 15 phút để dùng hoà và làm tan các mảng bám trên bề mặt. Nguyên liệu tự nhiên an toàn nhưng không thể làm sạch mảng bám cứng đầu, chất rửa chuyên dụng tốt hơn, loại nước này thiết kế riêng cho bồn cầu có thể dưới dạng bột hoặc nước lỏng.
Dùng dung dịch tẩy rửa đã pha phía trên để làm sạch bên ngoài bệ ngồi, két nước và nắp bồn cầu. Cần chú ý vệ sinh ở các mối nối giữa phần nắp và phần bệ ngồi. Dùng cọ toilet cọ sạch phía trong lòng bồn cầu. Nhấn nước xả sạch cặn bẩn, dội sạch lại cọ bằng nước.
Lưu ý đậy nắp bồn cầu khi xả. Sau khi làm sạch dùng xịt khuẩn xịt xung quanh, phía trong, phần nắp và các nút nhấn xả để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại. Dùng nước sạch dội lại tổng thể một lần nữa là bạn đã hoàn thành bước làm sạch bồn cầu.
Vệ sinh chậu rửa, gương soi
Chậu rửa mặt cũng được làm bằng chất liệu sứ nên việc hình thành mảng bám sau mỗi lần vệ sinh là điều không thể tránh khỏi. Làm sạch chậu rửa tương tự như bồn cầu, lau từ trong ra ngoài. Gương nhà tắm cứ ngỡ ít nguy cơ gây bệnh nhưng bề mặt gương cũng như các khe hở tiếp giáp giữa gương soi và tường lại là ổ vi khuẩn. Để vệ sinh nhà tắm sạch sẽ thì không thể bỏ qua.
Bạn nên dùng bình xịt nước và khăn lau để lau gương trong nhà tắm. Nước trong bình xịt có thể là loại nước lau kính chuyên dụng để có tác dụng tốt nhất. Không chỉ lau trên bề mặt mà cần lau xung quanh viền gương. Sau đó sử dụng nước sạch xả rồi lại toàn bộ từ trên xuống 1 lần nữa.
Vệ sinh kệ để đồ
Sau khi đã làm sạch một lượt các thiết bị vệ sinh, bạn bắt đầu xếp gọn lại giá kệ để đồ, sắp xếp lại chai lọ, sữa rửa mặt, kem đánh răng và bàn chải, làm sạch bề mặt kệ sinh bằng nước lau kính hoặc hỗn hợp nước đã chuẩn bị sẵn lúc đầu. Dội lại bằng nước sạch và xếp đồ vào đúng vị trí.
Vệ sinh vòi chậu và sen tắm
Vòi chậu và sen tắm là những thiết bị vệ sinh không thể chịu được tác động của hóa chất tẩy rửa mạnh vì rất dễ làm bay lớp phủ Cr/Ni trên bề mặt. Tuy bề mặt trơn láng nhưng lại dễ bám cặn nước cứng tạo mảng bám trắng ngà. Hãy dùng hỗn hợp Baking Soda cùng giấm bôi lên bề mặt sản phẩm, đợi trong 5 phút để chất cặn được phân huỷ, dùng bối rửa bát cọ nhẹ. Mọi mảng bám sẽ được gột sạch. Dội lại với nước sạch một lần nữa.
Làm sạch bề mặt sàn nhà tắm và tường
Sàn nhà tắm là vị trí cuối cùng trong nhà tắm bạn cần dọn dẹp. Có thể lựa chọn dung dịch chuyên dụng cho vị trí này. Nhặt sạch tóc trên sàn nhà trước khi bắt đầu cọ rửa. Nếu sàn gạch nhà tắm bị ố do nước đọng lâu ngày, bạn có thể lấy tro bếp rắc lên, đổ chút nước vào rồi chà nhẹ nhàng. Hoặc bạn pha muối và nước tẩy sàn rồi cọ lên mặt sàn. Đợi 15 phút để ngấm rồi lau đi.
Nếu thấy những vết cặn bám trên kẽ sàn, có thể dùng nước oxy già để rửa bề mặt kẽ sàn hoặc dùng hỗn hợp Baking Soda trộn với dấm để thành hỗn hợp sệt và sát nên nền gạch. Lưu ý không nên cọ quá mạnh sẽ gây mòn các đường keo chà ron dẫn đến nước ngấm xuống bề mặt sàn gây ố vàng và thấm ngược.
Vệ sinh nhà tắm và bồn cầu là việc vô cùng cần thiết. Do đó hãy bắt đầu làm sạch ngay hôm nay theo những gì mà chúng tôi hướng dẫn. Bạn sẽ hoàn thành chỉ trong nháy mắt. Không gian tắm khô thoáng, sạch sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả các thành viên trong gia đình bạn.
Nguồn: Noithatphongtam.vn
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828