UAE các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là một trong những quốc gia khan hiếm nước ngọt hàng đầu trên thế giới, vì vậy hoạt động khử mặn nước ở đây được diễn ra thường xuyên để có thể cung cấp đủ lượng nước ngọt cho người dân nơi đây. Theo thống kê, mỗi ngày UAE sẽ tạo ra khoảng ⅕ lượng nước muối của thế giới dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình khử mặn, tức khoảng 28 triệu mét khối/ngày. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đất, nguồn nước và các loại sinh vật biển.
Vì vậy, để tìm cách tái chế lại lượng muối thải ra này đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm được quốc gia này chú trọng. Đầu năm 2020, UAE các tiểu vương quốc Ẩ Rập thống nhất đã phát động cuộc thi “Thách thức nghĩ lại về Nước muối” với giải thưởng trị giá lên tới 93.000 USD. Với mục tiêu đưa ra những ý tưởng mới lạ để cải tạo nguồn muối thải đưa ra môi trường hàng ngày, có những sáng kiến hữu ích tái chế nguồn nước thải này trước khi đưa ra môi trường.
Pháo đài cổ Shali tại Siwa, Ai Cập. Siwa có các tòa nhà xây bằng vật liệu chứa muối. Ảnh: Getty Images
Lượng muối thải nếu thải ra trở lại biển sẽ gây tác động ngược, ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước và các loài sinh vật biển. Nhận thấy vấn đề cấp thiết đó, hai kiến trúc sư ở Dubai Wael Al Awar và Kenichi Teramoto (làm việc ở công ty thiết kế waiwai) đã tận dụng tối đa nguồn nước muối thải ra để làm xi măng, phá vỡ quy tắc xây dựng truyền thống khi muốn sử dụng xi măng được làm từ muối để xây nhà.
Kiến trúc sư Kenichi Teramoto và Wael Al Awar. Ảnh: National Pavilion UAE
Hai kiến trúc sư này đã nảy ra ý tưởng độc đáo này khi nhìn thấy một khu vực sa mạc đang chứa đầy muối ở UAE (Sabkha). Khu vực này ở UAE khá rộng lớn, tuy nhiên lại luôn bị bỏ qua. Cách đây hàng triệu năm, người ta đã lấy muối từ khu vực sa mạc Sabkha để làm gạch xây dựng thị trấn trung cổ Siwa ở Ai Cập gần biên giới Libya. Tuy nhiên, hai kiến trúc sư Wael Al Awar và Kenichi Teramoto không dùng muối từ sa mạc Sabkha mà dùng nguồn nước muối thải có chứa nhiều khoáng chất tương tự để thực hiện ý tưởng của mình.
Theo nghiên cứu, nước muối chứa khá nhiều khoáng chất Magie. Một giáo sư ngành xây dựng tại Đại học New York ở Abu Dhabi – ông Kemal Celik đã tách hợp chất Magie từ nước muối và sử dụng để sản xuất xi măng. Ổng Kemal Celik cho biết, xi măng sẽ được đúc thành khối và đưa trực tiếp vào lò C02 để đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất xi măng, tiết kiệm thời gian cũng như công sức, hạn chế tác động tới môi trường như các sản phẩm xi măng thông thường. Lượng xi măng này sẽ được kiểm định chặt chẽ về độ cứng và độ bền sau đó mới được chuyển tới Nhật Bản. Bên cạnh đó, họ cũng thiết lập sơ đồ tính toán độ an toàn của xi măng, độ bền bỉ, chất lượng chi măng muối thật kỹ càng sau đó mới được dùng trong xây dựng.
Cận cảnh một khu vực sa mạc muối ở UAE. Khu vực này có các vi khuẩn có thể hấp thu CO2. Ảnh: waiwai
Theo kiến trúc sư Wael Al Awar, khối xi măng được đúc sẵn từ muối thải có thể xây dựng được ngôi nhà một tầng. Nhưng ông và kiến trúc sư Kenichi Teramoto hy vọng sản phẩm xi măng từ muối này có thể được phát triển mạnh hơn nữa trong kiến trúc và xây dựng nhà cửa.
Theo nghiên cứu của ông Wael Al Awar cho biết xi măng Magie mà ông tạo ra có chất lượng tương đương xi măng Portland ( loại xi măng phổ biến trong ngành sản xuất bê tông ).
Tuy nhiên, xi măng được làm từ muối thải cũng có khá nhiều nhược điểm. Vì được sản xuất từ muối nên nguồn vật liệu này có thể ăn mòn thép, tuy nhiên cốt được làm bằng vật liệu khác thì hoàn toàn có thể làm xi măng từ loại muối thải này.
Khối xi măng muối đúc sẵn do Al Awar, Kenichi và cộng sự sáng tạo. Ảnh: waiwai
Giáo sư John Provis thuộc Khoa khoa học Vật liệu và Kỹ thuật tại Đại học Sheffield ở Anh cho rằng xi măng từ muối thải là một ý tưởng khá hay ho. Ông cho biết, trên thế giới hiện nay, chỉ có ⅓ số xi măng được dùng trong bê tông cốt thép, nên vấn đề ăn mòn thép là không đáng lo ngại.
Wael Al Awar cho biết ông và đồng nghiệp của mình mong muốn xây dựng nhiều công trình kiến trúc thân thiện với môi trường và bền vững hơn. Ông cho biết: “Do khí thải C02 trên thế giới và tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu, nhiều vấn đề báo động về môi trường diễn ra hàng năm, nên chúng tôi có nghĩa vụ và trách nghiệm với môi trường và cuộc sống”.
Các khối xi măng đúc sẵn được dưa vào lò CO2. Ảnh: waiwai
Theo cơ quan Năng lượng Quốc tế, ngành sản xuất xi măng thường tốn khá nhiều nguồn năng lượng và thải ra rất nhiều khí thải độc hại cho môi trường. Đáng báo động đó chính là xi măng là ngành tiêu thụ nguồn năng lượng lớn thứ 3 trên thế giới và góp tới 7% lượng khí thải C02 ra môi trường.
Vào tháng 5/2021, hai kiến trúc sư Wael Al Awar và Kenichi Teramoto sẽ tổ chức gian hàng quốc gia UAE tại Triển lãm Kiến trúc Venice Biennale và sẽ chính thức trưng bày xi măng làm từ Magie tại đây. Gian hàng sẽ trực tiếp được làm xi măng Magie tuy nhiên không phải được tách từ muối. Tương lai, hai kiến trúc sư vẫn nghiên cứu sâu hơn về loại xi măng này, đã và đang có những kết quả rất lạc quan.
Báo tin tức